Chỉ số WBC cao có nguy hiểm đến tính mạng không?

Chỉ số WBC là gì? Chỉ số WBC trong xét nghiệm phản ánh điều gì?Chỉ số WBC cao có nguy hiểm đến tính mạng không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Chỉ số WBC là gì?

WBC là viết tắt của từ White Blood Cell. Chúng có nghĩa là số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường của thông số này thường dao động trong khoảng là 4000 – 10000 bạch cầu/mm³. Chỉ số trung bình của mỗi người là 7000 bạch cầu/mm³ máu.  Vậy chỉ số WBC trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì? Nó có ảnh hướng như thế nào đối với sức khỏe của mỗi người.

Chỉ số WBC cao có nguy hiểm đến tính mạng không?

Nếu kết quả xét nghiệm máu của bạn có chỉ số WBC cao thì rất có thể bạn đang có dấu hiệu bị các bệnh về máu. Khi chỉ số WBC cao và tăng sẽ dẫn đến các bệnh về máu cực kỳ nguy hiểm như:

  • Bệnh bạch cầu lympho cấp
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn
  • Bệnh bạch cầu lympho mạn
  • Bệnh u bạch cầu
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp

chỉ số wbc

Chỉ số WBC

Nguyên nhân gây tình trạng tăng chỉ số WBC xảy ra có thể gây ra bởi các tình trạng phổ biến như: Hút thuốc lá, người bệnh sau khi phẫu thuật, mắc các vi khuẩn bệnh viêm, bị bỏng, bệnh bạch cầu.

Trong trường hợp này người bệnh cần chú ý khi sử dụng một số loại thuốc có thể làm tăng số lượng WBC như: Corticosteroid Epinephrine, các loại thuốc chủ vận beta adrenergic.

Chỉ số WBC giảm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Nếu như kết quả số lượng WBC thấp hơn mức bình thường là 4.500 bạch cầu/mm³ máu thì khi đó bạn đang có mức chỉ số WBC dưới mức bình thường và gặp tình trạng giảm bạch cầu.

Chỉ số WBC giảm do thiếu hụt hàm lượng Vitamin B12 hoặc Folate hoặc đã nhiễm khuẩn. Nó còn báo hiệu cơ thể của bạn gặp một số vấn đề sau như:

  • Thiếu hoặc suy tủy xương do nhiễm trùng, khối u hoặc sẹo bất thường
  • Có nguy cơ về các bệnh về gan và lá lách
  • Rối loạn tự miễn dịch như lupus
  • Các bệnh do virus gây ra, nhiễm vi khuẩn nặng, tổn thương tủy xương
  • Làm cho người luôn lo âu và căng thẳng nghiêm trọng

chỉ số wbc cao

Chỉ số WBC cao nói lên điều gì?

Trong trường hợp này bạn không được tự uống các loại thuốc khác nhau trước khi đi xét nghiệm. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như đi khám thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời.

>>> Tham khảo thêm: Chỉ số bishop trong sản khoa có ý nghĩa như thế nào?

Các chỉ số trong xét nghiệm máu phản ánh điều gì?

Công thức máu hay còn được gọi với tên là huyết đồ. Đây là một trong những xét nghiệm thông thường và được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm huyết học cũng như xét nghiệm y khoa hiện nay.

Sau khi xét nghiệm sẽ có nhiều chỉ số được đưa ra với ý nghĩa riêng biệt. Những chỉ số đó sẽ nói lên được tình trạng sức khỏe của người  xét nghiệm đang như thế nào. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những chỉ số sau khi bạn xét nghiệm công thức máu ngay dưới đây nhé!

  1. WBC (white blood cell): Là một trong những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm công thức máu. Nó chỉ số lượng bạch cầu trong máu.
  2. NEUT (neurophil count hoặc neutrophils): Chỉ số tính số lượng bạch cầu trung tính.
  3. LYM (lymphocyte count hoặc lymphocytes): Chỉ số tính số lượng bạch cầu Lympho.
  4. MONO (MONOCYTE): Mono bào.
  5. EOS (EOSINOPHIL): Đa nhân ái toan.
  6. BASO (BASOPHIL): Đa nhân ái kiềm.
  7. RBC (Red Blood Cell Count):Chỉ số tính số lượng hồng cầu.
  8. HGB = Hb (Hemoglobin): Chỉ số tính lượng huyết sắc tố.
  9. HCT (Hematocrit): Đây là chỉ số tính dung tích hồng cầu, khối hồng cầu.
  10. MCV (Mean corpuscular volume): Thể tích trung bình của một hồng cầu.
  11. MCH (Mean corpuscular hemoglobin): Chỉ số tính số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu.
  12. MCHC (Mean corpuscular hemoglobin concentration): Nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu.
  13. RDW (Red (cell) Distribution width): Phân bố hình thái kích thước hồng cầu (khoảng phân bố hồng cầu).
  14. PLT (platelet count): Chỉ số thứ 14 trong xét nghiệm công thức máu chỉ số lượng tiểu cầu.
  15. MPV (Mean platelet volume): Thể tích trung bình tiểu cầu.
  16. PCT (Plateletcrit): Thể tích khối tiểu cầu.
  17. PDW (Platelet disrabution width): Độ phân bố tiểu cầu.

Các chỉ số trong máu tuy rất nhỏ nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi người. Mỗi một chỉ số này tăng hay giảm đều sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe của mỗi người.Bởi vậy, các bạn cần phải thường xuyên đi xét nghiệm để theo dõi các chỉ số trong máu. Nếu phát hiện bất thường có thể kịp thời điều trị. Hy vọng với những thông tin về chỉ số WBC có thể giúp ích được cho bạn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*